Cái tên ngộ nghĩnh, thân hình nhỏ nhắn, củ lùn là một món ăn rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Củ lùn có mùi vị thơm ngon và chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cho sức khỏe. Cùng itrithuc.net tìm hiểu Cây củ lùn là gì Củ lùn ăn có tác dụng gì trong bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính
Tìm hiểu về cây củ lùn
Cây củ lùn là gì?
- Cây củ lùn thường mọc thành bụi cao đến 1m. Lá sắc xanh, dài trung bình 20-30cm. Phiến lá có phần cuống, đứng thành bẹ bao phủ toàn thân dài khoảng 40-50cm. Cây củ lùn thuộc họ Marantaceae, trồng để lấy củ, có nguồn gốc từ Nam Mỹ và thường được thấy ở các vùng nhiệt đới.
Củ lùn là gì?
- Củ lùn hay còn được gọi là củ năng tàu, củ sâm lùn, tên khoa học là Calathea allouia hoặc Calathea allovia. Củ hình tròn hoặc hình trứng, có cuống dài liên kết với nhau thành từng chùm. Bên ngoài có vỏ mỏng, màu vàng nhạt, nhiều tua rễ phụ. Bên trong ruột có màu trắng, phần lõi đục hơn, chứa nhiều tinh bột.
- Ở Việt Nam, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ, củ lùn được trồng rất nhiều và chỉ thu hoạch mỗi năm một lần vào tháng 11, 12 âm lịch và có thể thu hoạch đến tháng 1, 2 năm sau.
Hình ảnh cây củ lùn
Dưới đây là một số hình ảnh của cây củ lùn và củ lùn cho bạn tham khảo.
>>Đọc thêm: Cách luộc trứng lòng đào đơn giản thực hiện tại nhà<<
Củ lùn ăn có tác dụng gì
Củ lùn có tác dụng giảm mỡ máu
- Củ lùn là loại củ chứa nhiều kali, canxi, vitamin,… Đây đều là những hoạt chất có tác dụng kích thích quá trình chuyển hóa cholesterol xấu trong gan.
Củ lùn giúp hỗ trợ hệ tim mạch
- Bên cạnh đó, củ lùn còn ổn định hệ tim mạch và góp phần giảm thiểu các nguy cơ, rối loạn tim mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…, cải thiện sức khỏe tim mạch và huyết áp.
Củ lùn có tác dụng thanh nhiệt và lợi tiểu
- Nhờ chứa nhiều nước nên củ lùn có thể cung cấp độ ẩm và chống mất nước cho cơ thể. Giữa trưa hè nóng nực mà được thưởng thức hương vị thơm ngon, mát lạnh của củ lùn thì còn gì tuyệt vời hơn.
- Không chỉ giúp thanh nhiệt, giải khát mà món ăn còn có lợi cho người mắc chứng tiểu tiện không thông, mát gan.
Củ lùn giúp tăng sức đề kháng
- Trong củ lùn chứa hàm lượng khoáng chất như vitamin C, A, B, K, hợp chất canxi,… khá đa dạng. Hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Củ lùn có tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa
- Trong củ lùn có hàm lượng chất chống oxy hóa cao và đặc biệt là vitamin C, K góp phần không nhỏ trong việc hình thành collagen, mô liên kết và tăng độ đàn hồi cho da, tạo hàng rào bảo vệ cơ thể trước các chất độc hại bên ngoài, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa.
- Nhờ vậy, chị em ăn thực phẩm này sẽ giúp da bớt mụn, mịn màng hơn.
>>Đọc thêm: Tìm hiểu uống bột cần tây mật ong có tốt không<<
Cách chế biến củ lùn
Cách luộc củ lùn
- Bước 1: Củ lùn mua về rửa sạch. Cho vào nồi, đổ nước xâm xấp thêm muối và lá dứa đun sôi, sau đó hạ lửa nhỏ đun tiếp tầm 30 phút.
- Bước 2: Sau khi nấu 30 phút, củ lùn chín vớt ra tô nước lạnh, đợi nguội bớt rồi vớt ra rổ cho ráo nước.
- Lưu ý: Khi luộc, bạn cần chú ý cho ngập củ lùn để tránh khi luộc không có nước củ lùn sẽ không chín hoặc bị sượng.
Các món ăn từ củ lùn
- Củ lùn luộc: Đây là cách đơn giản nhất, nhưng cũng được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt tự nhiên, giòn và nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể.
- Chè củ lùn: Kết hợp với các thành phân khác, củ lùn vẫn có vị ngọt và giòn, vị ngọt thanh của chè khiến nhiều người thích thú.
- Gà om củ lùn: Đây là món ăn bổ dưỡng có tác dụng bồi bổ cơ thể rất hiệu quả. Đồng thời, vị ngọt của củ lùn kết hợp với thịt gà tạo nên một món ăn hấp dẫn.
Một số thông tin khác về củ lùn
Ăn củ lùn có tăng cân không?
- Ăn củ lùn sẽ không ảnh hưởng đến cân nặng vì củ lùn có chứa tinh bột nhưng lại rất ít calo nên chị em có thể cung cấp tinh bột cho cơ thể mà không lo gặp vấn đề tăng cân, hơn nữa ăn củ lùn còn giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc, cho làn da mịn màng.
Cách trồng củ lùn
- Đầu tiên, để trồng được củ lùn, chúng ta cần có phần bên dưới rễ, nối giữa củ lùn và thân. Sau khi được người dân thu hoạch, còn lại những củ lùn, bạn có thể mua về để trồng những củ lùn mới.
- Dùng dao (xẻng) đào một lỗ nhỏ tại nơi bạn muốn trồng, sâu khoảng 5cm, độ rộng tùy theo chiều dài của cây giống. Sau đó, đặt củ lùn nằm ngang, chú ý lật củ lùn lên trên và phủ đất cát lên trên.
- Khoảng cách trồng là 40 – 50cm để chừa khoảng trống cho củ lùn phát triển. Nếu trồng quá gần bụi này mọc lên bụi kia sẽ rất khó thu hoạch.
- Sau khi trồng xong chúng ta đợi đến khi củ lùn nảy mầm nhiều thì ta sẽ rắc một ít phân urê vào gốc để giúp cây phát triển tốt hơn. Đến khoảng tháng 9 – 10 âm lịch ta tiến hành rắc thêm phân kali vào gốc để giúp củ lùn ra nhiều củ nhất.
Củ lùn bao nhiều 1kg
- Củ lùn được bán với giá rất rẻ, dao động từ 25.000 – 35.000 đồng / kg đối với loại củ nguyên củ to hay nhỏ, còn đối với củ lùn luộc sẽ có giá dao động từ 45.000 – 60.000 đồng / kg. Bạn có thể dễ dàng mua củ lùn tại các nhà vườn hoặc chợ khi vào mùa.
Trên đây là chia sẻ Cây củ lùn là gì Củ lùn ăn có tác dụng gì. Mong rằng bài viết mang lại chút thông tin hữu ích cho bạn.